Thủ tục đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa rời cảng thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện (Điều 61 Nghị định 21/2012/NĐ-CP):
Bước 1: Chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền (người làm thủ tục) chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Cảng vụ Đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ: 167 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) hoặc thực hiện bằng Fax, khai báo điện tử, thông qua hệ thống bưu chính (điện thoại: 39514708, fax: 39514248).
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: 24/24 giờ các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết.
Bước 2:  Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn người làm thủ tục hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Giải quyết hồ sơ (Điểm c Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 21/2012/NĐ-CP):
Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cấp Giấy phép rời cảng cho tàu biển Việt Nam.
b) Cách thức thực hiện:  Nộp trực tiếp tại tại Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh hoặc thực hiện bằng Fax, khai báo điện tử, thông qua hệ thống bưu chính. (Điều 62 Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
c)Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ (theo Điểm c Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012), bao gồm:
Giấy tờ phải nộp:
+ 01 bản khai chung (Mẫu số 03) bản chính.
Giấy tờ xuất trình (bản chính) bao gồm:
+ Các giấy chứng nhận của tàu thuyền và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nếu có thay đổi so với khi đến.
+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết:  Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định. (Điểm c Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền (người làm thủ tục).
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh.
g) Kết quả thủ tục hành chính:           Giấy phép rời cảng
h) Phí, lệ phí:
- Phí trọng tải: theo mức biểu phí đính kèm.
- Phí bảo đảm hàng hải: theo mức biểu phí đính kèm.
- Lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa (Khoản 1 Điều 18 Thông tư 01/2016/TT-BTC)
+ Tàu thuyền có dung tích toàn phần dưới 200 GT:          15.000 đồng/1 lượt;
+ Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 200 GT đến dưới 1.000 GT:  25.000 đồng/1 lượt;
+ Tàu thuyền có dung tích toàn phần từ 1.000 GT đến 5.000 GT:  50.000 đồng/1 lượt;
+ Tàu thuyền có dung tích toàn phần trên 5.000 GT:        100.000 đồng/1 lượt.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả giải quyết:
- Bản khai chung (mẫu số 03);
- Giấy phép rời cảng (Mẫu số 14).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:      
+ Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh biết tên tàu và thời gian tàu dự kiến rời cảng. (Điểm b Khoản 1 Điều 56 Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
+ Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển sau đã khi hoàn thành thủ tục quy định và được Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép rời cảng thủy nội địa. (Khoản 1 Điều 59 Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
+ Tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây: (Khoản 2 Điều 59 Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
• Tàu thuyền không đủ các giấy tờ và tài liệu của tàu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;
• Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mớn nước cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 08 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu thực sự không kín nước;
• Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;
• Tàu thuyền chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ đường thủy nội địa hải hoặc yêu cầu, đề nghị hợp lý khác của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan;
• Phát hiện có nguy cơ khác đe dọa sự an toàn của tàu, người, hàng hóa ở trên tàu và môi trường biển;
• Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu biển theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp tàu thuyền đã được cấp phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận Giấy phép rời cảng, tàu thuyền đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định tại Điều 56 Nghị định 21/2012/NĐ-CP. (Khoản 3 Điều 59 Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
+ Trường hợp tàu thuyền vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực biết để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có liên quan làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc. (Khoản 4 Điều 59 Nghị định 21/2012/NĐ-CP)
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ quy định về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
- Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Biểu mẫu đính kèm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây