Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam. Theo chủ đầu tư, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài toàn tuyến gần 58km, đi qua địa phận các tỉnh, thành: Long An (2,7 km), TP.Hồ Chí Minh (26,4 km) và Đồng Nai (28,7 km). Tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với tốc độ thiết kế 120 km/giờ, gồm 8 làn xe (giai đoạn 1 triển khai 4 làn xe). Đây là một trong 16 tuyến cao tốc thuộc trục cao tốc Bắc - Nam theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020.
Dự án sẽ đi ngang qua các vùng địa chất, thủy văn phức tạp, nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20km cầu và cầu cạn. Trong đó nổi bật nhất là 2 cầu dây văng: cầu Bình Khánh (qua sông Soài Rạp) dài 2,76km và cầu Phước Khánh (qua sông Lòng Tàu) dài 3,18km. Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần làm giảm áp lực giao thông trên các QL1, QL51, giảm thiểu tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa và hành trình từ tỉnh Long An đến TP.Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại. Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam, là dự án đường bộ cao tốc lớn nhất khu vực phía Nam.
Bến thủy nội địa thi công gói thầu J2 (Bến Lức - Long Thành) do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 đứng tên chủ bến gồm 05 vị trí theo thỏa thuận của Sở GTVT TP. HCM theo công văn số 6379/SGTVT-GTT ngày 29/8/2014 tại: Ngã ba Tắc Sông Chà – sông Soài Rạp (2 bên bờ phải và trái), sông Soài Rạp (02 bến thuộc bờ trái), Rạch Tân – Bông Giếng Lớn (bờ trái). Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ số 5 thường xuyên cử CBVC kiểm tra điều kiện an toàn tại các vị trí bến như: kè bờ; biển báo hiệu; bích neo phương tiện thủy; giấy đăng ký, kiểm định, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển các thiết bị xếp dỡ… nhằm đảm bảo việc tiếp nhận phương tiện thủy nội địa vào, ra cung cấp trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công trình.
Được biết, đây là dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Nam bộ, khai thác thế mạnh và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của TP. Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai.
Tác giả bài viết: Đại diện 5
Những tin mới hơn
Thông tin khác
+ Cảng, bến thủy nội địa
...................................................................
+ Người lái phương tiện
...................................................................
+ Vận tải đường thủy nội địa
...................................................................
+ Đào tạo cấp bằng CCCM
...................................................................
+ Phương tiện thủy nội địa
...................................................................
+ Hàng hải
...................................................................
+ Thu nộp phí, lệ phí
...................................................................
+ Điều tiết, đảm bảo giao thông thủy
...................................................................
+ Quản lý hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Đang truy cập :
15
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 14
Hôm nay :
1348
Tháng hiện tại
: 56694
Tổng lượt truy cập : 6973263