Nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, viên chức (CBVC) trong đơn vị, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông thủy; xây dựng văn hóa giao thông với bình yên sông nước tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh. Thực hiện tốt chủ đề năm An toàn giao thông – 2015 là
“Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu
“Tính mạng con người là trên hết”.Thực hiện thông báo số 689/TB-CVĐTNĐ ngày 10/8/2015 của Cảng vụ ĐTNĐ thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện “Ngày pháp luật” và tổ chức tuyên truyền pháp luật - Tháng 8-2015, Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ số 5 đã tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng một số nội dung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến toàn thể CBVC trong Đại diện và chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy nội địa đang hoạt động vận tải thủy trên địa bàn được giao trách nhiệm quản lý với kết quả như sau:
1/- Đối với CBVC trong Đại diện, phổ biến đến toàn thể CBVC:
- Thông tư 04/2015-TT-BGTVT ngày 23/3/2015 của BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh cho phương tiện TNĐ;- Thông tư 80/2015/TT-BTC ngày 25/5/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc2/- Đối với chủ cảng, bến, chủ phương tiện, người lái phương tiện: Đại diện đã triển khai công tác tuyên truyền cho
106 lượt đối với chủ cảng, bến thủy nội địa và
34 lượt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy nội địa các văn bản như:
- Trích một số điều Thông tư 80/2015/TT-BTC ngày 25/5/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc). Chú trọng vào các điều như sau:+ Điều 1: Phạm vi áp dụngThông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí luồng, lạch đối với luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) để hoàn vốn đầu tư xây dựng dự án: Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.+ Điều 2: Điều kiện thực hiện thu phíLuồng sông Sài Gòn được tổ chức thực hiện thu phí phải có đủ các điều kiện sau đây:1. Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT.2. Bố trí các điểm thu phí tại các cảng, bến thủy nội địa; có đầy đủ các loại vé thu phí, bộ máy tổ chức thu phí và kiểm soát vé.+ Điều 3: Đối tượng chịu phíTàu biển, các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) hoạt động trên luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) có trọng tải toàn phần hoặc trọng tải toàn phần quy đổi lớn hơn 300 tấn phải chịu phí luồng, lạch áp dụng theo quy định tại Thông tư này.+ Điều 4: Các trường hợp không chịu phíNhững trường hợp sau đây không phải chịu phí luồng, lạch áp dụng tại luồng sông Sài Gòn:1. Phương tiện sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ quan thanh tra giao thông; Cảng vụ đường thủy nội địa; đơn vị quản lý đường thủy nội địa.2. Phương tiện tránh bão, cấp cứu.3. Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.+ Điều 5: Người nộp phíNgười sử dụng phương tiện (thuộc sở hữu của mình hoặc người khác) thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc người được ủy thác chịu trách nhiệm thanh toán thực hiện trả phí luồng, lạch khi ra, vào cảng, bến thủy nội địa theo quy định.+ Điều 6: Cơ quan thu phíCác Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý cảng, bến trong khu vực tuyến luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến đập Dầu Tiếng) là cơ quan thu phí. Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức thu phí tại các cảng, bến thủy nội địa trong khu vực từ cầu đường sắt Bình Lợi đến đập Dầu Tiếng đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ theo quy định.+ Điều 7: Mức thu1. Mức thu được xác định như sau: Nội dung khoản thu | Mức thu |
Phí luồng, lạch | 70 đồng/tấn trọng tải toàn phần hoặc trọng tải toàn phần quy đổi/km |
Mức thu trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.(Khoảng cách tính phí dùng đơn vị là km, phần lẻ chưa đến 1 km được làm tròn lên là 1 km)2. Đới với phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa được quy đổi khi tính phí luồng, lạch như sau:a. Phương tiện chuyên dùng: 01 mã lực tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần.b. Phương tiện chở khách: 01 giường nằm tương đương với 06 ghế hành khách hoặc tương đương với 06 tấn trọng tải toàn phần; 01 ghế hành khách tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần.c. Định kỳ 03 năm kể từ năm 2016 trở đi, căn cứ tình hình thực tế, chỉ số giá cả và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh mức thu phí quy định tại Thông tư này bảo đảm nguyên tắc của pháp luật về phí, lệ phí. + Điều 8: Chứng từ thu phí1. Chứng từ thu phí luồng, lạch được gọi là vé. Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng vé thực hiện theo hướng dẫn về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ của Bộ Tài chính.2. Vé thu phí vừa là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua cảng, bến thủy nội địa nơi thu phí, vừa là chứng từ thanh toán.- Trích một số điều Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa(chú trọng vào điều 40 của Nghị định về các vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện)Trong đó, đặc biệt chú ý đối với các phương tiện chở khách:
- Đề nghị chủ phương tiện, thuyền trưởng, người điều khiển phương tiện phải cho phương tiện hoạt động đúng công dụng, vùng hoạt động theo giấy phép đã được cơ quan đăng kiểm cấp;
- Cảng vụ viên thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hành khách trên phương tiện mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cầm tay theo đúng quy cách trong suốt hành trình của phương tiện;
- Tuyệt đối không cấp phép rời đối với phương tiện chở quá hành khách, quá tải trọng, tình hình thời tiết xấu, diễn biến phức tạp;
- Thuyền trưởng, người điều khiển phương tiện phải lập danh sách hành khách trong mỗi chuyến đi, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính Phủ;
- Đặc biệt Cảng vụ viên đã tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu chủ cảng, bến thủy nội địa hành khách, chủ phương tiện, thuyền trưởng và người lái phương tiện vận tải hành khách hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động vận tải hành khách nhất là trong tình hình thời tiết xấu, diễn biến phức tạp.